Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương) là gì? Những đặc trưng nổi bật
Phong cách Indochine là gì?
Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Đây là phong cách được biết đến với thiết kế hòa quyện giữa 2 nền văn hóa phương Đông (đậm chất bản sắc dân tộc Việt Nam) và văn hóa phương Tây (mang đậm phong cách kiến trúc Tân cổ điển của Pháp).
Phong cách Inochine được xem là sự kế thừa vẻ đẹp truyền thống. Bên cạnh đó, phong cách thiết kế này còn đan xen với những nét đẹp đơn giản, thanh lịch của hiện đại tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử. Do đó mà đến tận bây giờ, phong cách Indochine trong thiết kế nội thất hay thiết kế kiến trúc vẫn đang rất được ưa chuộng.
Tại sao phong cách nội thất Indochine lại được nhiều người yêu thích?
Không phải ngẫu nhiên mà giữa hàng trăm - hàng ngàn phong cách thiết kế nội thất như vậy mà phong cách Indochine vẫn được nhiều người yêu thích đến như vậy. Dưới đây là những lí do mà đến nay, phong cách Indochine (phong cách Đông Dương) vẫn khiến nhiều người say đắm.
-
Tinh tế & sang trọng: Phong cách nội thất Indochine là sự kết hợp hoàn hảo tạo nên nét đẹp vừa tinh tế - vừa sang trọng.
-
Tạo cảm giác thư thái: Với sự kết hợp giữa chất liệu phương Tây: đá, xi măng...và tre, nứa, gỗ - những chất liệu đặc trưng Á Đông mang đến sự gần gũi, giản dị. Tạo không gian mở rộng, gần gũi với thiên nhiên tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng ngay trong ngôi nhà.
- Phù hợp với đa dạng không gian: Điểm cộng nữa khiến phong cách Indochine được yêu thích là bởi phong cách này có thể ứng dụng phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Có thể kể đến những loại hình như biệt thự, khách sạn, nhà hàng, căn hộ chung cư…
Tại sao phong cách nội thất Indochine được nhiều người yêu thích
Lịch sử hình thành của phong cách Indochine
Để hiểu rõ hơn về phong cách Indochine, dưới đây Best Design sẽ tóm lược lịch sử hình thành của phong cách này. Mời các bạn cùng theo dõi:
Giai đoạn hình thành
Phong cách Indochine bắt đầu hình thành từ thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Vào khoảng những năm 1859, khi chiếm thành Gia Định, thì thực dân Pháp đã phát triển đô thị, tiến hành xây kiến trúc, hạ tầng (thông qua luật Cornudet)
Để đảm bảo các kỹ thuật xây dựng của Phương Tây thời điểm đó, nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối hài hòa, giao thoa với kiến trúc bản địa (Việt Nam chúng ta). Từ đó, phong cách nội thất - kiến trúc Indochine ra đời và tồn tại phát triển cho tới ngày nay.
Giai đoạn phát triển thịnh hành
Phong cách thiết kế Indochine bắt đầu thịnh hành trong gian đoạn những năm 1920 - 1930. Đây là giai đoạn mà giới thượng lưu ở Việt Nam thiết kế kiến trúc và nội thất theo phong cách này. Và đây cũng được xem là xu hướng thiết kế thời thượng nhất tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, thời điểm đó thì phong cách Indochine chỉ giành cho những người giàu có bởi bên cạnh các vật liệu bản địa sẵn có như tre, gỗ,... thì cần tới sắt, thép, gạch, ngói,.. (những vật liệu khá đắt đỏ và rất hiếm ở thời điểm đó). Cũng bởi vì thế mà phong cách Indochine (Đông Dương) mang hơi thời của sự sang trọng, hoài niệm.
Phong cách nội thất Indochine qua từng giai đoạn hình thành và phát triển
Giai đoạn cực thịnh đến nay
Giai đoạn cực thịnh của phong cách Indochine là khoảng thời gian từ 1920 – 1945. Đây được xem là thời kỳ đỉnh cao nhất của phong cách thiết kế nội thất Indochine.
Đến những năm 1960, xu hướng thiết kế kiến trúc và nội thất phong cách Indochine dần suy yếu, nhường chỗ các cho các phong cách thiết kế hiện đại, mới mẻ khác. Phong cách Đông Dương dần trở thành một yếu tố hoài niệm của 1 thời kỳ Pháp thuộc.
Hiện nay, tuy phong cách này không còn giữ được vị thế như thời định phát triển thịnh hành trước đây. Nhưng tại Việt Nam, rất nhiều công trình lớn như khách sạn, resort,... hay các loại hình nhà ở như chung cư, biệt thự, nhà phố,... cũng sử dụng phong cách này. Chứng tỏ, đến nay phong cách này vẫn đang nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân tại Việt Nam.
Những đặc trưng cơ bản của phong cách nội thất Indochine
Màu sắc phù hợp với khí hậu nhiệt đới
Màu sắc được sử dụng nhiều trong phong cách này chính là các gam màu trung tính. Những màu phải kể đến như: Vàng nhạt, vàng kem, trắng để tạo nên cảm giác thoải mái, phù hợp với khí hậu đặc trưng của Việt Nam.
Phong cách indochine cũng sử dụng nhiều trang bị, vật dụng bằng gỗ, tre, mây,… để mang đến sự thân thiết. Nó được thiết kế với những tone màu ấm áp. Bên cạnh đó cũng sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới để tạo ấn tượng mạnh mẽ như vàng cam, màu tím, màu đỏ….
Màu sắc trong thiết kế nội thất phong cách Indochine
Sử dụng vật liệu thuần phương Đông
Con người Việt Nam vốn thật thà, giản dị, vì thế những vật liệu nội thất sử dụng cũng mộc mạc, thân quen như gỗ, tre, nứa, gạch nung.
-
Tre có tính bền, dẻo chống mọt nên được dùng làm đồ trang trí, bàn, ghế, vách ngăn.
-
Gỗ bền, chắc, mềm tạo cảm giác sang trọng nên sẽ được sử dụng làm cửa, sàn, phù điêu, bàn ăn.
- Gạch nung được khắc hoạ khá tinh xảo, dùng để lát nền tôn lên được vẻ đẹp, đầy tính nghệ thuật của công trình.
Đồ nội thất trong không gian nội thất Indochine
Hoa văn họa tiết truyền thống
Phong cách indochine là phong cách chứa đựng những yếu tố văn hóa, truyền thống của người Việt. Vì vậy trong thiết kế nội thất cũng sử dụng nhiều họa tiết, hoa văn mang đậm tính việt. Chúng ta phải kể đến:
-
Họa tiết hình kỷ hà, đây là họa tiết được sử dụng nhiều trong các món nội thất. Nó là các họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn, họa tiết hoa văn nổi… để điểm xuyết thêm hoa văn dàn hoa. Họa tiết mắc lưới có hình giống vảy rùa, nó không đồng đều như họa tiết đào mà tạo hình đan xen, xếp chồng lên nhau như hình thoi nhỏ, hình sao. Họa tiết vòng tròn là họa tiết đồng xu, họa tiết hồi văn là họa tiết quan trọng nhất. Nó có nhiều dáng như chữ á, chữ thập, chữ vạn, chữ công (tất nhiên là chữ hán) nhưng lại không có tên riêng. Họa tiết này dùng để thiết kế nội thất ở góc, mái nhà, quai bình, chân bàn….
-
Họa tiết hình chữ nhật được đúc kết từ hán tự các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, những chữ này mang hàm ý may mắn. Vì phần lớn các họa tiết của phong cách indochine bắt nguồn từ Trung Quốc (thể hiện ở tên có đuôi China) nên các chữ này mang hình chữ hán là điều khó tránh khỏi.
-
Họa tiết hoa lá cách điệu. Đối với phong cách indochine ở Việt Nam thì các họa tiết hoa lá cách điệu này thường là dây lá sen, lan đằng, cây trúc, cây mai,…
-
Họa tiết linh vật, linh vật của người Việt xuất hiện trong các sản phẩm nội thất thường là Lân, Long, Quy, Phụng. Đây đại diện cho sự may mắn, tốt lành trong hệ tâm tưởng của người Việt.
- Họa tiết tĩnh vật, đây là những họa tiết xuất hiện ở nhiều công trình phong cách indochine. Trong thiết kế nội thất phòng thờ, bộ tam sự gồm lư hương, bát nhang và ống nhang đèn là những tĩnh vật không thể thiếu. Hỏa châu cũng được ưa chuộng.
>> Có thể bạn quan tâm:
Phong cách nội thất Retro
Phong cách nội thất Rustic
Các mẫu thiết kế nội thất phong cách Indochine đẹp, ấn tượng nhất
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng khách phong cách Indochine
Phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng ngủ phong cách Indochine
Phòng bếp phong cách Indochine
Phòng bếp phong cách Indochine
Phòng bếp phong cách Indochine
Phòng bếp phong cách Indochine
Phòng bếp phong cách Indochine